Bất động sản

Những sáng tạo nhân văn: 7 công trình kiến trúc nổi tiếng được tu sửa bằng vật liệu tái chế, rác thải

Không ít đội ngũ kiến trúc sư đang tiếp cận các công trình (có nguy cơ bị phá hủy) theo phương pháp bền vững như dùng vật liệu tái chế, rác thải công nghiệp,… để mang đến sức sống mới cho tòa nhà. Sáng tạo nhân văn này biến kiến trúc không còn là “sản phẩm dùng một lần” như định nghĩa truyền thống.

© Hiroshi Nakamura & NAP

Thông thường, kiến trúc được coi như “sản phẩm dùng một lần”. Một khi tòa nhà rơi vào tình trạng hư hỏng, hoặc xuống cấp so với ban đầu, nó thường bị phá hủy để thay thế cái mới hoặc nâng cấp thông qua quá trình tu sửa và cải tạo tốn kém. Ngoài ra, nếu thiếu sự quan tâm của các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản, một tòa nhà có thể bị rút ruột và bỏ hoang. Mọi bước của quá trình này, từ xây dựng đến phá hủy, đều lãng phí, lấy đi rất nhiều tài nguyên và gây hại cho cộng đồng lẫn môi trường.

Tuy nhiên, có những thực hành đang góp phần giải quyết mối quan tâm này mà không hạn chế tầm nhìn và nguyện vọng của kiến trúc sư.  Các dự án dưới đây đại diện cho những thiết kế như vậy, tức kiến trúc tòa nhà không bị phá hủy mà liên tục được sửa đổi theo thời gian mà vẫn đảm bảo công năng lẫn thẩm mỹ.

Đội ngũ kiến trúc sư bắt tay thiết kế các dự án này được thúc đẩy bởi nhiều nguyên do, bao gồm tính bền vững, hiệu quả chi phí lẫn ứng dụng thực tế. Mỗi cấu trúc là sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghiệp, là một tác phẩm ghép từ các vật liệu thương mại.

Sự hợp nhất này gắn kết các dự án với một loạt concept: từ chủ nghĩa Dada (như một phản ánh chính trị và nghệ thuật đối với sư dư thừa và công nghiệp); kiến trúc phi chính thức (như một phản ứng hữu dụng đối với tình trạng kinh tế và xã hội bị gạt ra ngoài lề); nghệ thuật đại chúng (thông qua sự lặp lại vô lý của các hình thức tầm thường và sự phủ nhận tính nguyên bản). Bằng cách tiếp cận này, những khối kiến trúc dưới đây vừa mang tính cách mạng vừa có ảnh hưởng như những gì đã ra đời trước đó.

© Quentin Olbrechts

© Quentin Olbrechts

1/ 01-494 SEAT of the EUROPEAN COUNCIL and the EU COUNCIL, thiết kế bởi Philippe SAMYN and PARTNERS

Trụ sở mới của Hội đồng EU nằm trên địa điểm của một công trình kiến trúc lịch sử ở Brussels, Bỉ, nổi bật với những bổ sung hiện đại và một mặt tiền mới. Đáng chú ý nhất là thiết kế mới có cấu trúc hình quả trứng lớn ẩn sau bức tường vô số cửa sổ. Các cửa sổ, có khung bằng gỗ và nhiều kích cỡ khác nhau, được thay thế từ các tòa nhà ở các nước thành viên của EU.

Mô típ tượng trưng cho sự thống nhất giữa các quốc gia, và nỗ lực của EU trong việc nhìn ra thế giới từ vị trí thuận lợi của mỗi đất nước. Việc tiếp cận này cũng đảm bảo tính bền vững mà EU đang hướng đến.

© BUREAU A

© BUREAU A

2/ La Fabrique, thiết kế bởi BUREAU A, Genève, Thụy Sĩ

Ở quy mô nhỏ hơn, La Fabrique kết hợp nhiều cửa sổ, không chỉ có kích thước khác nhau mà còn có hình dạng, màu sắc và phong cách khác nhau. Các cửa sổ được tận dụng từ các công trình bị bỏ hoang và vật liệu xây dựng giá rẻ. Cách tiếp cận này đã mang đến sức sống mới cho công trình kiến trúc vốn bị coi là vô giá trị, và khích lệ mọi người suy nghĩ lại định nghĩa thông thường về kiến trúc tiền chế.

© Hiroshi Nakamura & NAP

© Hiroshi Nakamura & NAP

3/ Kamikatz Public House, thiết kế bởi Hiroshi Nakamura & NAP, Tokushima, Nhật Bản

Kamikatz Public House là một trung tâm cộng đồng cho thị trấn xung quanh. Quán rượu và nhà máy bia đóng vai trò như không gian chung, nổi bật với các cửa sổ được tận dụng từ các tòa nhà địa phương. Dự án là một nỗ lực của đội ngũ kiến trúc sư nhằm phục hồi nền kinh tế địa phương, bằng cách biến kiến trúc đã mục nát thành một công trình công cộng.

© Piet Hein Eek

© Piet Hein Eek

© Piet Hein Eek

4/ Strijps Bultje, thiết kế bởi Piet Hein Eek , Eindhoven, Hà Lan

Piet Hein Eek đã thiết kế một phòng trưng bày và trung tâm cộng đồng tại Eindhoven để giới thiệu tác phẩm của nghệ sĩ địa phương. Với triết lý thiết kế tôn vinh sự bền vững, đội ngũ đã bao phủ mọi bề mặt tường bằng các cửa sổ tái chế. Phong cách truyền thống của các cửa sổ cũng đóng vai trò thẩm mỹ quan trọng cho chức năng phòng trưng bày nghệ thuật.

© Quang Tran

© Quang Tran

© Quang Tran

5/ Vegan House của Block Architects, Tp.HCM, Việt Nam

Vegan House từng là nơi gia đình cư trú nhưng giờ đây được tu sửa để trở thành không gian tụ họp của người dân địa phương, nổi bật với những ô cửa sổ và cửa chớp trong gam màu sặc sỡ, tô điểm cho mặt tiền tòa nhà và có chức năng như màn che và cửa ra vào bên trong. Chủ nhân ngôi nhà đã thu thập các vật liệu này từ bạn bè. Việc cải tạo này không những tiết kiệm chi phí mà còn khiến ngôi nhà trở nên năng động hơn.

© Studio Nông thôn của Đại học Auburn

© Studio Nông thôn của Đại học Auburn

6/ Glass Chapel, thiết kế bởi Rural Studio , Mason’s Bend, Ala., Hoa Kỳ

Glass Chapel là một trong những công trình kiến trúc mà Rural Studio đã thiết kế cho các cộng đồng địa phương có thu nhập thấp. Do thiếu kinh phí và nguồn lực, dự án sử dụng các vật liệu tái chế và rẻ tiền.

Giống như một phiên bản khiêm tốn hơn, bền vững hơn và hướng tới cộng đồng của Crystal Cathedral do Philip Johnson thiết kế,  Glass Chaper của Rural Studio gây ấn tượng với mái và mặt tiền bằng các cửa sổ ô tô tái chế, một cách biến rác thải công nghiệp thành chất liệu kiến trúc độc đáo.

© Sebastian Zachariah, Photographix

© Sebastian Zachariah, Photographix

© Sebastian Zachariah, Photographix

7/ Collage House, thiết kế bởi S+PS Architects, Navi Mumbai, Ấn Độ

S+PS Architects đã thiết kế Collage House nhằm mô phỏng các phương pháp tái chế được tìm thấy trong các cấu trúc không chính thức. Dự án nổi bật với nhiều loại cửa sổ được bố trí thiết kế ở mặt tiền và sử dụng nhiều loại vật liệu tái chế cho hình thức nội thất, và yếu tố cấu trúc. Các đường ống kim loại có chức năng tạo vách ngăn và các cột được thay thế lấy từ một ngôi nhà bị bỏ hoang.

Chia sẻ bài viết này