Sống Khỏe

Những căn bệnh nguy hiểm được phát hiện sớm thông qua dấu hiệu bất thường trên bàn tay

 Một số thay đổi đầu tiên phản ánh tình trạng cơ thể và sức khỏe thể hiện trên bàn tay và móng tay. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn hãy chú ý đến vị trí này để có thể nhận biết được sớm nhất những căn bệnh mà mình đang mắc phải

1. Nếu móng tay màu xanh, chức năng của tim kém

Nhìn màu sắc của móng tay có thể đoán được máu có đủ oxy không. Nếu móng hồng hào thì cơ thể khỏe mạnh, nếu móng tay màu xám hoặc chuyển màu xanh thì máu đang thiếu oxy hoặc chức năng tim của bạn đang gặp vấn đề.

2. Tê ở ngón tay và lòng bàn tay – viêm khớp dạng thấp

bestie-bat-benh-thong-qua-ban-tay

Thông thường, đi kèm theo chứng tê là trình trạng viêm và sưng các khớp. Tình trạng sưng tê các khớp có thể tăng lên đột ngột trong 1-2 ngày, sau đó có thể ảnh hưởng đến toàn thể bàn tay và cổ tay.

3. Run tay – bệnh Parkinson (rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương)

bestie-bat-benh-thong-qua-ban-tay

Run tay có thể là tình trạng xảy ra do uống quá nhiều thức uống chứa caffein hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, hãy lưu ý vì đây cũng có thể là Parkinson – chứng bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương gây ra chứng run rẩy ở tay.

4. Nếu móng tay bị lõm, có thể do thiếu máu

Móng tay thường mịn màng, bằng phẳng và có hình hơi vòng cung. Tuy nhiên nếu ở giữa móng tay xuất hiện vết lõm thì đây là dấu hiệu thiếu máu do cơ thể thiếu sắt trầm trọng.

5. Ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn, khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Những người đàn ông sở hữu ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn sẽ ít có nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt hơn số còn lại. Đây là kết quả của một nghiên cứu được thực hiên trong vòng 15 năm trên 4.500 người đàn ông khác nhau tại Anh.

6. Nếu lòng bàn tay có nốt đỏ, chức năng gan không tốt

bestie-bat-benh-thong-qua-ban-tay

Một triệu chứng điển hình của xơ gan là lòng bàn tay có những nốt đỏ. Những nốt đỏ này có thể xuất hiện ở trong lòng bàn tay và có thể lan lên cả những ngón tay, mu bàn tay. Đây chính là do bệnh gan khiến rối loạn bài tiết trong cơ thể dẫn đến tình trạng này.

7. Thay đổi màu sắc móng tay – bệnh thận

Nhiều người mắc bệnh thận mãn tính thì móng tay có dấu hiệu chuyển màu. Phần dưới của móng tay có màu trắng và phần trên chuyển màu nâu nhẹ. Ngoài ra, móng tay giòn dễ gãy cũng cho thấy bạn đang mắc một số vấn đề về thận.

8. Bàn tay lạnh

bestie-bat-benh-thong-qua-ban-tay

Nếu không khí lạnh khiến đôi tay của bạn lạnh theo thì đó hoàn toàn là điều bình thường vì tay và chân là hai bộ phận có nhiệt độ thấp nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ở một nơi ấm áp và cơ thể đang ấm mà đôi tay vẫn lạnh thì đó là biểu hiện bệnh lý. Đó có thể là do các bệnh lí về tuyến giáp như bướu cổ, phình tuyến giáp, huyết áp thấp hoặc do thiếu máu…

9. Giảm sức cầm của tay – sức khoẻ tim mạch

Sức cầm nắm của tay là biểu hiện sức khỏe của cơ bắp và tim mạch. Nếu bỗng bạn thấy sức cầm của tay yếu đi thì có thể bạn đang thiếu các hoạy động về thể chất.

 

Với nghiên cứu tiến hành trên 14.000 người ở 17 quốc gia trên thế giới đã được chứng minh rằng những người có sức cầm nắm yếu có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Các chuyên gia tin rằng việc đo sức nắm của tay có thể là phương pháp kiểm tra dễ dàng để phát hiện ra các bệnh nghiêm trọng về tim.

10. Bàn tay đổ mồ hôi – bệnh tăng tiết mồ hôi

bestie-bat-benh-thong-qua-ban-tay

Nếu bạn thấy bàn tay đổ mồ hôi thì có thể bạn mắc bệnh về chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, đây là biểu hiện thường thấy của bệnh tăng tiết mồ hôi (toát mồ hôi quá nhiều mà không kiểm soát được). Đa số người mắc bệnh này ngoài tiết mồ hôi tay còn tiết ở nhiều nơi khác trên cơ thể như nách, bàn chân…

11. Nếu trên móng tay có nốt như nến, cẩn thận bệnh viêm khớp: 

Trên móng tay xuất hiện những đốm trắng thì có thể đây là một trong những biểu hiện của bệnh phong tê thấp. Có thể chưa đến mức viêm khớp nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu bạn cần hết sức lưu ý.

12. Nếu các khớp thô và to, có thể cholesterol đang cao

bestie-bat-benh-thong-qua-ban-tay

Sự tích tụ cholesterol trong khớp sẽ khiến khớp trở nên khô cứng. Khi nắm bàn tay lại, nếu các khớp cứng, vùng da chỗ các khớp có màu vàng thì chứng tỏ nồng độ cholesterol đáng báo động.

Trên đây là những cách đoán bệnh qua bàn tay mà các bạn cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng bệnh phát triển ngày càng nặng mà bạn không nhận ra. Nếu thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào ở bàn tay thì nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhé.

An Nhiên

Chia sẻ bài viết này