“GU Bánh mì” – Bánh mì kẹp đường phố biến tấu vào chốn sang
Bánh mì là loại thức ăn đường phố phổ biến ở Việt Nam, sau một thời gian, cùng với nhu cầu ẩm thực và sự sáng tạo phá cách của những người làm bánh, dần dần bánh mì Việt trở nên phong phú, đa dạng hơn như kẹp nhân thịt, kẹp chả cá, kẹp cá mòi, trứng ốp la. Ngày nay, bánh mì Việt đã đi khắp năm Châu trở thành món ăn đặc sắc, không những chỉ người Việt yêu thích mà người nước ngoài cũng mê mẩn.
Là 1 người Việt, có thời gian đi du học ở Anh Quốc, và có cơ hội trải nghiệm nhiều nơi trong và ngoài nước, vốn yêu thích ẩm thực cũng như đặc biệt thích bánh mì. Anh Nguyễn Thanh Tùng đã có ý tưởng làm ra 1 loại bánh mì kẹp nhân kiểu mới, phong phú, ngon miệng mà người Việt hay người nước ngoài đều dùng được. Anh muốn xây dựng nên một câu chuyện bánh mì tại Sài Gòn, tại Việt Nam và trước mắt là tại chuỗi khách sạn cao cấp ngay giữa trung tâm – khách sạn Nhật Hạ với tên gọi “GU Bánh mì”.
Nhìn lại một chút lịch sử của chiếc bánh mì theo ghi nhận từ Wikipedia, có thể thấy loại bánh mì ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ bánh mì baguette do người Pháp đem vào Việt Nam. Trong quá trình cải biên, người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Việt Nam với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 20-25cm. Ổ bánh mì được chế biến thêm nhân thịt, trở nên quen thuộc đến mức trở thành món ăn thường ngày của người Sài Gòn, được cho là có từ thập niên 50.
Là món ăn nhanh cho giới học sinh, sinh viên, và người lao động vì có giá thành phù hợp. Tuỳ từng địa phương ở Việt Nam chiếc bánh mì kẹp có thể được sử dụng thay thế cho bữa sáng, hoặc như một món ăn nhanh vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Sau năm 1975, bánh mì Sài Gòn theo chân các Kiều bào tới Pháp, Mỹ Úc, Canada và trở nên phổ biến tại những quốc gia đó. Vào tháng 3 năm 2012, chuyên trang du lịch của The Guardian, một tờ báo nổi tiếng của Vương quốc Anh, đã bình chọn bánh mì Sài Gòn thuộc 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn du khách nhất thế giới.
Trở lại câu chuyên bánh mì ngày nay, ý tưởng này đã được anh ấp ủ từ 5 năm về trước. Nhìn trong nước, anh Nguyễn Thanh Tùng thấy bánh mì được mọi người tự sản xuất bán trên đường phố, cửa tiệm rất nhiều và các gia đình tự làm cũng nhiều nhưng phục vụ trong các khách sạn thì lại chỉ có số ít. Còn nhìn ra thế giới thì các món ăn đặc sắc của Việt Nam nay đã đi khắp nơi, nhắc đến Việt Nam người ta nhắc ngay đến Phở, Chả giò, mặc dù bánh mì cũng đã theo chân nhiều người Việt đi ra các nước nhưng chỉ thành công tại đó và chưa được nhắc đến nhiều. Vậy tại sao không thêm bánh mì vào từ điển món ăn Việt (không chỉ là món ăn đường phố) được yêu thích trên thế giới!
Với vai trò là TGĐ Khách sạn Nhật Hạ 3, kiêm GĐĐH kinh doanh toàn hệ thống Nhật Hạ Group, anh Nguyễn Thanh Tùng đã bắt tay vào thực hiện ý tưởng sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm khi chế biến. Và tháng 10.2019 này, anh quyết định ra mắt thương hiệu bánh mì Việt mang tên “GU BÁNH MÌ”, trước mắt phục vụ cho thực khách toàn chuỗi khách sạn Nhật Hạ. Anh cho biết khi ghi tên trên thực đơn thì tên gọi vẫn được sử dụng là Bánh mì, chứ không dùng là sandwich hay Vietnamese Baguette như mọi người thường gọi nhằm khẳng định đây là bánh mì Việt.
Anh Tùng và các đầu bếp của Khách sạn Nhật Hạ đặc biệt chú trọng chế biến các loại nhân và nước sốt. Mục tiêu là loại bánh mì này phải hài hòa và kết hợp được phong vị giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây; khẩu vị bánh mì có nhân, nước sốt phải làm sao được cả khách Việt, khách nước ngoài yêu thích.
Có 6 loại bánh mì kẹp nhân được khách sạn Nhật Hạ 3 giới thiệu lần này gồm: bánh mì Bì, bánh mì Bắp hoa sốt tiêu, bánh mì Bò nướng sốt Wasabi, bánh mì Chả cá, bánh mì Chả mực, bánh mì Cút roti sốt ngũ vị. Mỗi loại nhân được đầu bếp gia công chế biến rất công phu cùng với nguyên vật liệu tươi, ngon, sạch lành là ưu tiên số 1. Ví dụ như nhân chả Mực được giã, quết bằng tay mới có được độ giòn, dai và ngọt đậm đà tự nhiên; nước sốt ngũ vị dùng với loại bánh mì Nhân chim Cút roti cũng được đầu bếp chắt lọc ra khi bước đầu chế biến chim cút…
“GU Bánh mì” ở Nhật Hạ là 1 câu chuyện riêng, mang ý nghĩa khác biệt so với hàng trăm loại bánh mì ở ngoài kia. GU Bánh mì có công thức đặc biệt, sáng tạo với bí quyết riêng. Độc đáo hơn nữa là những loại nước sốt đi kèm, đây cũng là điểm nhấn đặc biệt chỉ chuỗi hệ thống khách sạn Nhật Hạ mới có: nước sốt tiêu đen, nước sốt ớt cay, nước sốt ngũ vị, nước sốt wasabi, nước sốt mắm chua ngọt,… mà nếu không có thì khó có thể đem đến cho thực khách 1 ổ bánh mì Việt biến tấu hoàn hảo, ngon miệng, ăn một lần sẽ nhớ mãi!
Các loại bánh mì hiện đã có tại Nhật Hạ 3:
Bánh mì Chả mực dùng với nước sốt cà chua vài cọng xà lách, rau củ trang trí đẹp mắt và ngon miệng. Món này hình như chưa nghe ai nhắc tới phải không nào? Nay đã có tại Nhật Hạ 3
Bánh mì chả cá, nước sốt nước mắm hoặc thực khách có thể chọn 1 trong 5 loại khác để có những trải nghiệm mới hơn
Nước sốt tiêu cay cũng là một loại sốt đặc biệt khi dùng bánh mì kẹp nhân Bò, thích hợp với người thích ăn cay đậm đà
Bánh mì Chim cút roti sốt ngũ vị, có lẽ chưa ở đâu có món bánh mì này, nước sốt dùng kèm, nhìn thôi đã kích thích vị giác rồi
Bánh mì Bì, bạn thấy loại bánh mì này quá thường tình đúng không, không có gì đặc sắc? Nhưng qua bàn tay chế biến của đầu bếp Nhật Hạ, cùng nước mắm chan, món này có thể hấp dẫn thực khách dùng tiếp nhiều lần sau nữa đấy!
Khách sạn Nhật Hạ 3- Nhà hàng W&A Bistro.
Địa chỉ: 12-14-16 Cao Bá Quát, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (84-28) 3827 7436
Hotline: 0968 219 595
Email: sales@nhatha3hotel.com
Website: http://nhatha3hotel.com/
Facebook: https://www.facebook.com/NHATHA3HOTELSAIGON/
Mai Hân