Bị chi vô duyên, hey đọc ngay bài này để nói câu nào lọt tai câu đó
Để thể hiện mình là một người thông minh, đáng tin cậy, năng động, cũng như để mọi người ghi nhận bạn là người có tài, bạn cần có được kĩ năng giao tiếp tốt, cách nói chuyện tự tin, chuyên nghiệp, hài hước, và hấp dẫn.
1. Chuyện gấp, từ từ mà nói
Gặp phải chuyện gấp, nếu có thể bình tĩnh lại để suy nghĩ, sau đó không hấp tấp vội vã nói rõ ràng sự việc, sẽ để lại ấn tượng chín chắn, không nóng nảy cho người nghe, từ đó làm gia tăng mức độ tin tưởng của người khác dành cho bạn.
2. Chuyện làm tổn hại người khác, không được nói ra
Không tùy tiện dùng lời nói làm tổn hại người khác, đặc biệt là giữa những người tương đối thân thiết, không nói những lời tổn thương người khác. Như vậy sẽ làm người khác cảm thấy bạn là một người lương thiện, giúp ích cho việc duy trì và gia tăng tình cảm.
3. Chuyện nhàm chán, không nên tỏ thái độ
Ví dụ khi đi nhậu với một người cùng làm việc với mình. Có những người có thói quen “kể đi kể lại cùng một nội dung câu chuyện”. Hoặc cho dù không say cũng nói đi nói lại nhiều lần. Đương nhiên những lúc như vậy, ta sẽ nghĩ trong đầu “lại bắt đầu rồi đây”.
Nhưng những lúc như vậy chúng ta nên cho mọi người thấy năng lực giao tiếp của mình. Có nghĩa là, cho dù nghe câu chuyện đó rất nhiều lần đây nữa, ta cũng thể hiện giống như mình mới nghe lần đầu. Tuyệt đối không được làm cụt hứng đối phương. Tất nhiên, câu chuyện nhàm chán của đối phương không phải là do lỗi của bạn, nhưng thể hiện sự khó chịu ra bên ngoài khiến người ta sẽ nghĩ “nói chuyện với nó mất cả hứng”.
4. Chuyện chưa xảy ra, không nên nói bừa
Con người ghét nhất là loại người vô cớ sinh sự, nếu như từ trước đến giờ bạn không tùy tiện thêu diệt hoặc nói bừa những chuyện không có thật, sẽ làm người khác cảm thấy con người bạn rất chín chắn, có tu dưỡng, là một người làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm.
5. Chuyện không làm được, đừng tùy tiện nói ra
Tục ngữ nói “Không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề gốm sứ”. Không tùy tiện hứa chuyện mình không làm được, sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là một người “đã nói là làm”, và bằng lòng tin tưởng bạn.
6. Chuyện nhỏ, nói một cách hài hước
Đặc biệt là một số nhắc nhở thiện ý, dùng một câu nói đùa để nói ra, sẽ không làm người nghe cảm thấy sống sượng, họ không chỉ vui vẻ đón nhận lời nhắc nhở của bạn, mà còn làm gia tăng tình cảm thân thiết của đôi bên nữa.
7. Chuyện không chắc chắn, nói thật cẩn trọng
Đối với những sự việc mà bản thân mình không chắc chắn, nếu như bạn không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối; nếu bạn có thể lựa lời nói một cách cẩn trọng, sẽ làm người khác cảm thấy bạn là một người đáng tin cậy.
8. Chuyện thú vị, thể hiện sự tán đồng
Trong giao tiếp giữa hai phía, biết cách nắm bắt thời gian chuyển đổi giữa vai trò “người nói” và “người nghe” là cực kì quan trọng. Cho dù sở thích của bạn không hợp với đối phương, ta cũng nên đứng trên lập trường của họ để thể hiện sự hiểu biết và đồng cảm. Ví dụ khi đối phương phát ngôn “Bia A đúng là ngon số 1″ thì câu chuyện sẽ kết thúc nếu bạn trả lời “Vậy hả!! Tôi thì thích bia B cơ!”
Nếu là một người giỏi giao tiếp, anh ta sẽ trả lời lại rằng “ồ vậy ư! Tôi thì lúc nào cũng uống bia B. Nhưng mà riêng tối nay tôi sẽ uống thử bia A như thế nào”. Làm như vậy, câu chuyện sẽ không rẽ theo ý hướng cá nhân của riêng mình mà có sự giao tiếp đa chiều giữa hai phía, đồng thời nó thể hiện sự đồng cảm chia sẻ với đối phương.
Ngược lại, mặc dù thực sự thích bia B, nhưng cũng có người vờ rằng “Ồ đúng rồi. Tôi cũng thấy bia A đúng là số 1″. Khi làm như vậy, đúng là chúng ta không làm trái với sự hứng thú của đối phương, nhưng chúng ta lại bị cuốn theo ý hướng của họ, mất đi lập trường của bản thân nên không thể gọi là giao tiếp hai chiều.
Nói chuyện vừa theo lập trường của mình, vừa chú ý đến sự hứng thú của đối phương, cố gắng thu hẹp khoảng cách một cách nhỏ nhất.
9. Chuyện đau lòng, đừng có gặp ai cũng nói
Con người trong lúc đau lòng, đều mong muốn được thổ lộ, nhưng nếu gặp ai cũng nói, rất dễ khiến người nghe bị áp lực tâm lí quá lớn, nảy sinh nghi ngờ với bạn và xa lánh. Đồng thời, bạn còn để lại ấn tượng không biết nghĩ cho người khác, mang đau khổ lan truyền cho người khác.
10. Chuyện của người khác, nên nói cẩn thận
Giữa con người với nhau đều cần có khoảng cách an toàn, không tùy tiện bình luận và truyền bá chuyện của người khác, sẽ làm người khác có cảm giác an toàn.
11. Chuyện của chính mình, nên nghe người khác nói như thế nào
Chuyện của bản thân nên nghe thêm cách nghĩ của những người ngoài cuộc, một là có thể tạo ấn tượng khiêm tốn với người khác, hai là sẽ làm người khác cảm thấy bạn là một người hiểu lí lẽ.
12. Chuyện người khác nói, đừng cắt ngang
Khi đối phương đang nói chuyện một cách thoải mái và say sưa, tuyệt đối không sử dụng những câu nói, từ ngữ làm gián đoạn câu chuyện. Đôi khi, một số người có xu hướng “đánh cắp chủ đề của đối phương”. Chúng ta không nên phạm vào điều này.
Khi đối phương đưa ra một chủ đề nào đó, thì câu chuyện đó sẽ nói về nhân vật của họ. Việc chúng ta nên làm là “phát triển chủ đề đó”, tăng phạm vi và mở rộng khiến cuộc nói chuyện thú vị hơn. Ngoài ra, khi đối phương đã nói xong chủ đề đó rồi, chúng ta có thể quay lại và phát triển câu chuyện theo ý mình. Còn khi họ vẫn chưa kết thúc chủ đề đưa ra, tuyệt đối không được làm gián đoạn.