7 bệnh sỏi thường gặp
Các bệnh liên quan đến sỏi khá phổ biến, không chỉ ở người trung tuổi, cao tuổi mà còn gặp ngay cả ở những người trẻ do chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ.
Hãy cùng tìm hiểu về sự hình thành sỏi, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của một số bệnh sỏi thường gặp để biết cách phòng bệnh hiệu quả.
Sỏi bàng quang:
Sỏi bàng quang gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) tỷ lệ chiếm cao hơn, nếu không chữa trị có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ
khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu, là loại bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân:
Bất kỳ nguyên nhân nào làm ứ đọng nước tiểu đều có nguy cơ bị sỏi bàng quang (túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng, u, cục) hoặc cổ bàng quang bị chít hẹp do u xơ tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến mãn tính (nam giới) đè vào cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu. Một số trường hợp, sỏi bàng quang được hình thành ngay tại bàng quang do một thời gian dài người bệnh sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác có nhiều chất làm kết tủa, lắng đọng gây ra sỏi hoặc sử dụng nhiều chất khoáng, canxi, photpho… trong khi đó người bệnh lại uống ít nước.
Phòng bệnh:
Nên uống nhiều nước mỗi ngày, thường xuyên vận ống nhiều nước mỗi thường xuyên vận ăn uống khoa học, không nạp quá canxi, các các khoáng chất.
Sỏi niệu quản:
Đây là một trong những căn bệnh về sỏi bị gán cho là kẻ giết người thầm lặng. Những biến chứng như suy thận, viêm thận, rối loạn hệ tiết niệu thậm chí tử vong đều bắt nguồn từ đây. Sỏi xuất hiện tại niệu đến 80% là do từ thận di chuyển xuống, 20% là hình thành ngay tại niệu quản làm nghẽn đường dẫn khiến lưu thông của nước tiểu gặp trở ngại gây nên tình trạng đau bụng dữ dội, đau quặn hoặc đau âm ỉ vùng thắt lưng, đi tiểu ra máu và rắt.
Nguyên nhân:
Có 2 nguyên nhân chủ yếu là gia tăng sự bất thường của canxi trong máu và ăn uống thiếu chất, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi, uống ít nước. Môi trường nóng cũng gây nên sỏi niệu quản.
Phòng bệnh:
Uống từ 2 – 3 lít nước/ ngày, hạn chế ăn thực phẩm giàu can xi, đạm động vật.
Sỏi gan:
Là sỏi nằm trong các ống gan. Mật từ gan sẽ tiết ra theo các ống mật đổ vào túi mật. Mật có thể kết tủa tại túi mật và hình thành sỏi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tiến
triển thành ngộ độc gan, áp xe gan hay suy gan nếu không được điều trị sớm.
Nguyên nhân:
Một số yếu tố gây sỏi như viêm đường mật, sự thay đổi bất thường của axit mật và cholesterol trong gan, ăn uống không đa dạng nhóm chất, sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài gây lắng đọng chất. Sỏi gan còn có thể do di truyền hoặc do giun từ ruột lên đường mật gây nhiễm khuẩn và tạo sỏi.. Uống nhiều nước, vận động cơ thể, không nhịn tiểu… là những phương pháp giúp phòng bệnh sỏi niệu đạo hiệu quả.
Sỏi túi mật:
Bệnh rất thường gặp chiếm 8 – 10% dân số. Túi mật giúp lưu giữ mật được tiết ra từ gan.
Khi ăn uống, túi mật sẽ co bóp để đưa mật vào ruột non, giúp tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu có sự lắng đọng bất thường của một số thành phần trong dịch mật như cholesterol, muối canxi, sắc tố mật… thì sẽ hình thành sỏi.
Nguyên nhân:
Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị sỏi túi mật nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường; Người thừa ăn hay béo phì; Thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào; Thói quan sinh hoạt ít vận động. Phụ nữ có nguy cơ sỏi mật nhiều hơn đàn ông.
Phòng bệnh
Tuân thủ ăn uống đúng bữa, đặc biệt là ăn sáng. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm không ăn quá nhiều chất béo, chứa nhiều cholesterol. Với người bị thừa cân, béo phì lên kế hoạch ăn kiêng để giảm cân từ từ, không nóng vội. Hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày vào sáng sớm mỗi tối, không ngồi một chỗ quá lâu.
Sỏi niệu đạo:
Sỏi niệu đạo là bệnh thường gặp ở nam giới.
Nguyên nhân:
Đường niệu quản khá nhỏ nên khi sỏi di chuyển từ thận, bàng quang xuống dễ bị tắc, gây nên tình trạng ứ nước ở thận. Ngoài ra, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, nước tiểu có tính kiềm hoặc axit, viêm hẹp bao qui đầu… là những nguyên nhân chính gây sỏi niệu đạo. Nếu không phát hiện sớm kịp thời, tình trạng ứ nước thận kéo dài sẽ dẫn tới suy thận.
Phòng bệnh:
Uống nhiều nước, vận động cơ thể, không nhịn tiểu… là những phương pháp giúp phòng bệnh sỏi niệu đạo hiệu quả.
Sỏi ống mật:
Chiếm 80% trường hợp sỏi mật. Sỏi có thể hình thành ngay trong ống mật hoặc từ túi mật, đường mật trong gan di chuyển xuống gây tắc nghẽn ống mật. Bệnh dễ tiến triển nặng gây tắc đường mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp nếu không điều trị sớm
Nguyên nhân:
Do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc giun chui lên ống mật làm tổn thương và kết tủa một số thành phần của dịch mật tạo thành sỏi. Bị bệnh tiểu đường, béo phì, sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (phụ nữ có thai hoặc thời kỳ tiền mãn kinh). Phụ nữ có nguy cơ bị sỏi ống mật cao hơn nam giới.
Phòng bệnh:
Áp dụng chế độ ăn uống sạch sẽ, an toàn, tăng cường vận động thân thể thường xuyên để tránh béo phì, tiểu đường, có kế hoạch tẩy giun định kì.
Sỏi thận:
Chiếm 30% bệnh lý thận tiết niệu. Trong nước tiểu chứa muối và nhiều khoáng chất khác. Thỉnh thoảng có sự thay đổi về tính cân bằng giữa các chất này khiến muối và các khoáng chất dính lại với nhau hình thành sỏi thận có kích thước nhỏ như hạt đường hoặc có thể to bằng đầu ngón tay.
Nguyên nhân:
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi…
Phòng bệnh:
Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.
Trần Lệ Thủy
(Tư vấn chuyên môn: BS Huỳnh Danh Tấn – BV Bình Dân, TP.HCM)
tapchithoitrangtre.com.vn