5 điều nhân viên ao ước được nói với sếp
Có những mong muốn, nguyện vọng nhân viên khó có thể dễ dàng nói ra, chia sẻ với sếp của mình, đặc biệt là khi họ đã gắn bó với công ty một khoảng thời gian. Tuy nhiên, là một nhà lãnh đạo tâm lý và thông thái, bạn cũng nên hiểu rõ hơn về nhân viên của mình để có cách ứng xử hợp lý. Theo Trưởng phòng Nhân sự công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm CareerLink có 5 điều nhân viên thường ngại nói ra nhưng lại mong muốn sếp ngầm hiểu, hãy cùng tham khảo sau đây nhé!
Tìm kiếm thông tin việc làm uy tín tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh
Giảm tải các cuộc họp
Các cuộc họp đôi khi là điều cần thiết nhưng nếu chúng diễn ra thường xuyên và liên tục thì sẽ khiến nhân viên ngán ngẩm. Quan điểm của nhân viên là họ được mong đợi tham dự mọi cuộc họp nhưng vẫn phải hoàn thành công việc, điều này khiến họ cảm thấy như không kiểm soát được ngày làm việc của mình. Có rất nhiều cách để giúp bạn ngừng lãng phí thời gian vào các cuộc họp nhưng điều quan trọng là bạn phải biết về lịch trình của nhân viên và đứng vào vị trí của họ để nghĩ khi họ buộc phải tham gia quá nhiều cuộc họp.
Đưa ra các phản hồi giá trị
Đừng nghĩ rằng “không có tin gì là tin tốt”. Nhân viên cần biết những gì họ làm đúng hoặc sai. Họ rất đánh giá cao một lời khuyến khích, động viên khi làm tốt trong công việc và cũng xem trọng những lời phê bình mang tính xây dựng. Bởi họ không muốn chờ đến khi bị sa thải mới biết được rằng bạn không hài lòng với họ trong công việc, khi đó đã quá muộn.
Tăng lương
Tất cả nhân viên của bạn đều muốn và cần nhiều tiền hơn. Nhân viên thường bị lôi cuốn vào các vị trí công việc bởi lời hứa đào tạo, phát triển, lợi ích và tất cả những thứ khác làm cho nơi làm việc trở nên tuyệt vời, nhưng họ vẫn quan tâm đến tiền lương. Và khi gắn bó càng lâu với công ty, họ càng muốn kiếm được nhiều tiền hơn. Nếu không được tăng lương với tổ chức của bạn, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm những “đồng cỏ xanh hơn”.
Nhân viên muốn được “khoảng trống tự do”
Nghe có vẻ lạ nhưng nhân viên nào cũng muốn được “tự do”. Tự do ở đây có nghĩa là được làm chủ công việc của chính mình, không bị kiểm soát gắt gao. Biết rằng công việc tất nhiên phải bị cấp trên đôn đốc nhưng trong giới hạn vĩ mô. Người sếp có kỹ năng lãnh đạo tốt hẳn sẽ nắm rõ cách ứng xử này, biết cách tạo điều kiện để nhân viên tự làm chủ công việc của họ. Sếp chỉ đứng sau giám sát hỗ trợ khi cần giúp đỡ và ghi nhận kết quả.
Công bằng cho tất cả mọi người
Ngoại trừ một số ít người có bản tính tư lợi, muốn được ưu ái hơn những người khác, còn đa số nhân viên sẽ mong sếp đối xử công bằng với tất cả, vì sự công bằng này sẽ làm họ yên tâm hơn nhiều. Họ hiểu rằng nếu làm tốt, nỗ lực cống hiến thì cũng sẽ được đối xử xứng đáng. Họ sẽ có tâm lý ganh tỵ hoặc không bằng lòng khi ai đó được sếp ưu ái hơn. Trong một môi trường làm việc đa dạng, tất nhiên sẽ có mặt bằng nhân viên không đồng đều. Vì thế, người lãnh đạo có tầm nhìn rộng nên biết nhìn ra khả năng và phẩm chất của từng nhân viên để từ đó có cách dùng người hợp lý nhất.
Nhân viên mong muốn sếp ghi nhận
Nhân viên nào cũng muốn được sếp hiểu và chú ý đến mình ở khía cạnh tích cực. Đó có thể là năng lực cá nhân, trách nhiệm, thành quả công việc mang lại, sự tiến bộ từng ngày hay đơn giản là sự cố gắng trong công việc hằng ngày. Nếu được sếp để ý đến những điều này, họ sẽ không ngại khó ngại khổ để cố gắng hơn nhằm ghi điểm tốt với sếp của mình. Những lời tuyên dương khen ngợi, lời nhận xét tích cực giúp họ biết rằng sếp đang dõi theo họ.
Không muốn tham gia các bữa tiệc
Một số nhân viên của bạn cảm thấy khó giao tiếp với đồng nghiệp bên ngoài môi trường làm việc. Họ chỉ đơn giản là thích dành thời gian rảnh cho gia đình và bạn bè của họ. Điều đó không có nghĩa là họ không phải là người thiếu tinh thần đồng đội hoặc không quan tâm đến công việc, họ chỉ không muốn tiệc tùng với đồng nghiệp. Đây là vấn đề gây sự tranh cãi bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng văn hóa công sở ngày càng lành mạnh hơn.
Không phải tất cả những “ngụ ý” này là điều mà tất cả nhân viên của bạn muốn nói và không phải những điều phàn nàn trên sẽ đúng với tất cả các nhà quản lý. Nhưng nhận thức được những vấn đề phổ biến mà nhân viên có thể sẽ không bao giờ nói trực tiếp với bạn sẽ khuyến khích được sự tin tưởng, giao tiếp và kết nối giữa cả hai bên. Từ đó, nâng cao được hiệu quả công việc cũng như mối quan hệ tốt giữa nhân viên và cấp trên.
Đặng Hảo