Học hànhTrang chủ

“Tôi đã đến được Harvard rồi đây!”

Nữ ca sĩ da màu Rihanna đã thốt lên câu này để bắt đầu bài phát biểu trong khán phòng trang trọng của Đại học Harvard. Tuần qua, cô vừa được Đại học Harvard trao tặng giải thưởng nhân đạo nhằm vinh danh những đóng góp to lớn của cô trong các hoạt động từ thiện, thúc đẩy giáo dục. Chương trình này được đặt theo tên ông bà của cô, với nỗ lực cải thiện giáo dục và giúp học sinh tại các quốc gia vùng biển Caribê có thể học đại học tại Mỹ. Cô đồng thời cũng ủng hộ Dự án Công dân toàn cầu và Đối tác giáo dục toàn cầu – Global Partnership for Education & Global Citizen Project.

Cũng trong tuần qua, chương trình Tư vấn mùa thi 2017 – Cùng VTM định hướng tương lai đã nhận được khá nhiều câu hỏi thể hiện một sự mất… định hướng, “Em nên chọn trường hay chọn ngành?”; “Em không biết mình thích gì?”; “Học đại học để làm gì?”…

Học đại học để làm gì?

“Chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ có cơ hội đến đây, tôi cảm thấy thật tuyệt”, tại sao một nữ danh ca như Rihanna, bao nhiêu danh vọng và tài sản, lại có hành động “quá khích” như vậy tại Harvard? Bởi Harvard luôn là giấc mơ của cô gái nhỏ đến từ Barbados này. Rihanna là chị cả của hai người em, trong một gia đình không hạnh phúc, cha của cô nghiện thuốc kích thích và cha mẹ cô phải ly dị. Và như thế nghĩa là giấc mơ Harvard của Rihanna tạm dừng, nhưng giấc mơ đại học của cô chưa bao giờ chấm dứt.

 

vtm604_050317_mucluc_tts_minh-hoa-thu-toa-soan

Bản thân tấm bằng đại học không đảm bảo tương lai xán lạn cho bạn. Xin mượn lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu để trả lời điều này: “Câu hỏi Học để làm gì? không hay lắm, tôi nghĩ rằng mỗi người cần làm sao đó cho mình ngày càng tốt hơn, càng hiểu vấn đề thông suốt rõ ràng hơn. Học là việc tự nhiên chứ không để làm gì khác, tất nhiên không thể bỏ qua mưu sinh, nhưng phải nghĩ đến việc học là mục đích, chứ không coi là phương tiện để làm việc khác. Học để hoàn thiện kiến thức của mình cũng là để hoàn thiện bản thân. Giống như việc tập võ để rèn luyện bản thân, chứ không phải để đánh nhau. Có một bằng đại học là lợi thế cạnh tranh không nhỏ, nhưng việc thành công trong sự nghiệp hay không lại là chuyện khác. Một số người có tố chất đặc biệt hoàn toàn có thể thành công trong nhiều lĩnh vực như Bill Gate, Steve Jobs, hoặc người bạn của tôi bỏ học giữa chừng mà không cần đại học. Nhưng họ cần có tố chất đặc biệt để vượt qua lợi thế cạnh tranh của bằng đại học. Học đại học là cái giá phải trả về cả tài chính và thời gian. Bạn có thể khởi nghiệp khi còn trẻ, nhưng tôi nghĩ nó không áp dụng cho quá nhiều người”.

Thúy Hiền

Chia sẻ bài viết này