TikTok ra mắt giải pháp Bộ lọc Danh mục, củng cố sự an toàn và tính phù hợp cho thương hiệu
TikTok chính thức ra mắt TikTok Inventory Filter (Tạm dịch: Bộ lọc Danh mục TikTok). Đây là giải pháp mang tính cải tiến với mục tiêu bảo vệ sự an toàn và đảm bảo sự phù hợp cho thương hiệu, đồng thời tạo điều kiện để các nhà quảng cáo kiểm soát những nội dung xuất hiện liền kề các video quảng cáo In-Feed Ads của họ trên trang Dành Cho Bạn.
Có mặt tại 25 quốc gia với hơn 15 ngôn ngữ khác nhau, Bộ lọc Danh mục TikTok vừa là cột mốc quan trọng của TikTok trong việc thúc đẩy sự an toàn và sự phù hợp của thương hiệu, vừa đóng vai trò là công nghệ nền tảng cho các dịch vụ quảng cáo trong tương lai.
Đặc biệt hơn, các thương hiệu và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô là một phần không thể thiếu trong cộng đồng đầy sôi động trên TikTok. Từ những chương trình ra mắt sản phẩm giới hạn đến các thử thách có tính phổ biến rộng rãi, tất cả đã khiến hành trình mua sắm của người dùng được tích hợp liền mạch trên trang Dành Cho Bạn. Nhờ đó, các thương hiệu có thể tạo ra các xu hướng, các phong trào, và các khoảnh khắc tạo ảnh hưởng lớn đến văn hóa, từ đó khéo léo đưa sản phẩm vào cuộc sống thông qua sự sáng tạo và tính chân thực. Điều này góp phần giúp thương hiệu tạo ra các tương tác có giá trị với cộng đồng, điều mà thương hiệu sẽ không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác.
TikTok cam kết tạo ra nền tảng giải trí đáng tin cậy nhất để tất cả thương hiệu tiếp cận khán giả của họ. Đầu tiên và quan trọng nhất, việc nuôi dưỡng niềm tin đó bắt đầu bằng việc tạo ra một môi trường an toàn cho cộng đồng của chúng ta. TikTok cũng nhận ra rằng mỗi thương hiệu có những ưu tiên riêng biệt, điều đó có nghĩa là họ phải có khả năng quản lý hiệu quả môi trường nơi quảng cáo của họ hiển thị.
Cách Bộ lọc Danh mục TikTok vận hành
Cũng như cộng đồng người dùng, các thương hiệu trên TikTok đều mang bản sắc, sứ mệnh và những giá trị riêng. Do đó, cách mỗi thương hiệu đánh giá và lựa chọn môi trường đặt quảng cáo cũng khác nhau. Chẳng hạn như Tiêu chuẩn Cộng đồng của TikTok được thiết lập dựa trên sự ưu tiên về an toàn của tất cả người dùng nói chung, tuy nhiên một vài nội dung có thể không phù hợp với hình ảnh của một số thương hiệu nhất định dù không vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng. Cụ thể, những thương hiệu hướng đến tệp người dùng là gia đình có thể không muốn xuất hiện bên cạnh những video có nội dung hành động dù nhẹ nhàng hay hài hước. Trong khi đó, các đơn vị phát hành phim hành động lại có thể được hưởng lợi khi quảng cáo của họ hiển thị trong môi trường nội dung này.
Do đó, Bộ lọc Danh mục TikTok sẽ là giải pháp độc quyền được tích hợp trực tiếp vào Trình quản lý quảng cáo TikTok, cho phép thương hiệu kiểm soát vị trí hiển thị quảng cáo của họ trên nền tảng tốt hơn.
“Bộ lọc Danh mục TikTok” được xác định là tất cả nội dung do người dùng đăng tải trên nền tảng đáp ứng đầy đủ điều kiện để xuất hiện bên cạnh một quảng cáo. Dù các video trên TikTok đều được kiểm duyệt kĩ lưỡng dựa trên bộ Tiêu chuẩn Cộng đồng, Điều khoản và Điều kiện, Chính sách Sở hữu Trí tuệ, Bộ lọc Danh mục TikTok sẽ cung cấp thêm các tầng lọc nội dung bổ sung. Bộ lọc này sẽ giúp thương hiệu lựa chọn các danh mục nội dung do chính người dùng tạo ra (User-generated content) có thể xuất hiện liền kề với nội dung của thương hiệu.
Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học (machine learning) tiên tiến, Bộ lọc Danh mục TikTok cho phép nhà quảng cáo truy cập vào 3 cấp độ khác nhau của bộ lọc – Đầy đủ, Tiêu chuẩn, và Giới hạn. Sự phân chia này được thiết lập dựa trên các chính sách của TikTok và Bộ nguyên tắc An toàn và Phù hợp Thương hiệu do Liên minh Toàn cầu về Truyền thông có Trách nhiệm (Global Alliance for Responsible Media – GARM) phát triển. Thương hiệu có thể chọn cấp độ phù hợp ngay trong Trình quản lý quảng cáo TikTok khi triển khai chiến dịch.
Ba cấp độ lọc nội dung
Được phát triển dựa trên những cải tiến công nghệ, tham vấn của chuyên gia đầu ngành, cùng kết quả phân tích từ hàng tỷ lượt hiển thị video, Bộ lọc Danh mục TikTok có thể phân loại nội dung do người dùng tạo ra (UGC) dựa trên các cấp độ bằng cách phân tích văn bản, âm thanh, hình ảnh và video, sau đó sắp xếp nội dung theo các cấp độ danh mục tương ứng. Ngoài ra, giải pháp công nghệ này còn có khả năng học trong thời gian thực nhằm cải thiện chức năng phân loại và phát triển kịp với các xu hướng nội dung đang thịnh hành. Việc ứng dụng công nghệ máy học (machine learning) trên TikTok được cho là vô cùng quan trọng vì nền tảng sở hữu đa dạng nội dung sinh động, nổi bật và có sức lan tỏa rộng rãi.
Đối với Bộ lọc Danh mục TikTok, mỗi cấp độ lọc sẽ bao gồm các video được đánh giá mức độ rủi ro dựa trên quy định của các tiêu chuẩn trong ngành, như tiêu chuẩn và khuôn khổ của GARM. Cụ thể:
• Floor Content (Nội dung Sàn/Nội dung Vi phạm Căn bản) – Bao gồm các nội dung vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng, Điều khoản Dịch vụ, hoặc Chính sách về Quyền sở hữu Trí tuệ trên TikTok.
• High Risk Content (Nội dung Rủi ro Cao) – Liên quan đến các nội dung mang tính ca ngợi hoặc mô tả một cách không có chủ đích về chủ đề người lớn.
• Medium Risk Content (Nội dung Rủi ro Trung bình) – Các nội dung mang tính giải trí hoặc hư cấu về chủ đề người lớn.
• Low Risk Content (Nội dung Rủi ro Thấp) – Bao gồm các nội dung mang tính giáo dục về chủ đề người lớn.
Dựa trên các cấp độ phân loại nội dung trên, Bộ lọc Danh mục TikTok sẽ tiến hành đánh giá những video cần bị loại bỏ theo từng cấp độ cụ thể. Do đó, nội dung người lớn trong mỗi cấp độ sẽ có sự khác nhau như sau:
• Full Inventory (Tạm dịch: Danh mục Đầy đủ): Loại trừ toàn bộ “Nội dung Sàn/Nội dung Vi phạm Căn bản” bị gỡ thông qua hệ thống kiểm duyệt dựa trên Tiêu chuẩn Cộng đồng và một số “Nội dung Rủi ro Cao”. Quảng cáo trong cấp độ này có thể xuất hiện bên cạnh các nội dung chứa chủ đề người lớn.*
• Standard Inventory (Tạm dịch: Danh mục Tiêu chuẩn): Loại trừ toàn bộ “Nội dung Sàn/Nội dung Vi phạm Căn bản” và “Nội dung Rủi ro Cao”. Quảng cáo sẽ xuất hiện bên cạnh nội dung phù hợp với hầu hết các thương hiệu, nhưng có thể chứa một số chủ đề dành cho người lớn.
• Limited Inventory (Tạm dịch: Danh mục Hạn chế): Loại trừ toàn bộ nội dung rủi ro từ cấp độ “Nội dung Sàn/Nội dung Vi phạm Căn bản” đến “Nội dung Rủi ro Thấp”. Quảng cáo sẽ xuất hiện bên cạnh các nội dung không chứa chủ đề người lớn.
Tìm hiểu thêm về khuôn khổ chính sách của Bộ lọc Danh mục TikTok và các loại nội dung bị xóa trong mỗi cấp danh mục tại Trung tâm trợ giúp Doanh nghiệp.
Giải pháp thúc đẩy sự an toàn và tính phù hợp cho thương hiệu
Hàng trăm thương hiệu lớn đã tận dụng giải pháp Bộ lọc Danh mục TikTok trong giai đoạn thử nghiệm và Tỷ lệ Hiển thị An toàn* đạt hiệu quả ở mức 95% đến hơn 99%. Khi sử dụng giải pháp này, doanh nghiệp nhận được những thông tin phân tích chuyên sâu sau mỗi chiến dịch trên nền tảng từ TikTok. Bên cạnh đó, họ còn nhận được chứng nhận an toàn và phù hợp thương hiệu từ Zefr – công ty đo lường thương hiệu hàng đầu, và chứng nhận này sẽ bao gồm các đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn của GARM. Số liệu đo lường các chiến dịch sử dụng Bộ lọc Danh mục TikTok do Zefr cung cấp đều cho thấy tỷ lệ an toàn và phù hợp thương hiệu dao động trung bình từ 95% đến 99,8%. Đặc biệt, các thương hiệu toàn cầu như Unilever đã đạt mức trên 99,99% ở cả hai chỉ số trên.
Những nỗ lực tiếp theo của TikTok trong việc thúc đẩy sự an toàn và tính phù hợp cho thương hiệu
Trong những tháng tới, TikTok sẽ mở rộng giải pháp Bộ lọc Danh mục TikTok tới nhiều thị trường và giới thiệu các mục tiêu bổ sung của chiến dịch. Trong tương lai, TikTok sẽ thử nghiệm các kỹ thuật mới và bổ sung thêm nhiều lựa chọn tùy chỉnh hơn nữa dành cho thương hiệu khi sử dụng giải pháp này. Cụ thể, TikTok sẽ cải tiến công nghệ để lọc các xu hướng hiện có và mới nổi nhanh hơn với độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, TikTok cũng sẽ giới thiệu thêm đối tác đo lường sau chiến dịch nhằm làm tăng độ tin cậy của các chứng nhận từ bên thứ ba. Cuối cùng, TikTok đang tiến hành tiêu chuẩn hóa tính an toàn và phù hợp thương hiệu đối với tất cả sản phẩm quảng cáo. Trong đó, Bộ lọc Danh mục TikTok sẽ là tính năng mặc định đối với các bộ giải pháp như TikTok Pulse và Branded Mission.
Bộ lọc Danh mục TikTok hiện khả dụng tại các thị trường: Úc, Brazil, Canada, Ai Cập, Pháp, Đức, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Ả Rập Saudi, Malaysia, Mexico, Hà Lan, Philippines, Ba Lan, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Việt Nam.