Sống Khỏe

Khói nhang tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố cao hơn khói thuốc lá nếu hít phải

Thắp nhang trong nhà, đền, chùa là truyền thống lâu đời của người Việt ta, nhưng trong những nghiên cứu gần đây cho biết, nếu hít phải thường xuyên, nguy cơ nhiễm độc tố còn cao hơn nhiều so với khói thuốc lá.

1. Gây ung thư

bestie-hit-khoi-nhang

Khi đốt nhang, khói nhang tỏa ra chứa những chất có thể gây ung thư. Khói nhang đi vào cơ quan hô hấp có chứa benzen, carbonyl, và những poly-hydrocarbon thơm. Đây là những chất vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ.

2. Gây các bệnh về da

bestie-hit-khoi-nhang

Nếu là người bị dị ứng với khói bụi và các chất kích thích trong không khí, hít phải khói nhang có thể sẽ ảnh hưởng tới bạn. Theo Wilfred Marion phó giáo sư y khoa kiêm Trưởng ban da liễu tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), khi hương bị đốt cháy, các chất độc và chất gây dị ứng sẽ tiếp xúc với da, làm phá hủy sebum. Đây là một loại bã nhờn được cơ thể tiết ra có tác dụng giữ ẩm và duy trì độ mịn màng cho da. Một khi bị phá hủy, da bạn sẽ bị khô ráp, dễ dẫn đến dị ứng, thậm chí là nhiễm trùng da. Ngoài ra, khói nhang cũng làm giảm nồng độ globulin miễn dịch E (IgE) – một loại kháng thể chống dị ứng tự nhiên của cơ thể.

3. Viêm phổi

bestie-hit-khoi-nhang

Viêm phổi cũng có thể xảy ra do hít phải khói nhang. Đặc biệt đối với những người có hô hấp nhạy cảm, dễ bị dị ứng và những người bị hen. Nhiều gia đình thích sử dụng nhang thơm, nhưng điều đó cũng khiến cho bệnh phổi ngày càng nặng hơn do hóa chất tạo thơm có trong nhang tỏa ra

4. Bệnh hô hấp

bestie-hit-khoi-nhang

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong nhiều năm, những người tiếp xúc với khói hương một cách thường xuyên (như sống trong các đền chùa) khi phải hít phải hàng nghìn khói của nén hương sẽ tăng rất rõ rệt nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và đường hô hấp.

Sở dĩ khói hương độc hại là vì khi hương cháy, thành phần tạo mùi thơm – những hợp chất hữu cơ như benzen, những hợp chất cacbonyl và những hợp chất hydrocacbon sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.

5. Tổn thương tế bào

bestie-hit-khoi-nhang

Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou, Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã kiểm nghiệm tác động của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với khói thuốc lá.

2 loại nhang có chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất trong nhang, được đốt và so sánh với khói thuốc tác động lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. Kết quả bước đầu cho thấy khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.

Ngoài ra, các vấn đề về thận có thể xảy ra do sự tích tụ tồn dư hóa chất trong khói nhang. Do đó, nếu bạn có thể tránh được việc hít khói nhang thì tốt nhất là hãy tránh vì lợi ích đối với sức khỏe.

6. Ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

bestie-hit-khoi-nhang

Thường xuyên tiếp xúc với khói nhang đem đến nhiều tác hại, đặc biệt với trẻ nhỏ. Giống như khói thuốc, hương có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với loại khí này, đặc biệt là khi mang thai. Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, trẻ em có thể bị bệnh bạch cầu, đột biến gen nếu mẹ của chúng thường xuyên hít phải khói nhang trong quá trình mang thai.

Lưu ý

Không nên cho người già và trẻ em tiếp xúc nhiều với khói hương do sức đề kháng kém, rất dễ bị nhiễm độc.

Luôn mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ.

Trong những dịp đặc biệt, chỉ nên thắp 1-3 cây nhang/ngày.

Không nên cắm chân hương vào đồ ăn để cúng để tránh bị ngộ độc.

Đốt nhang trở thành truyền thống tâm linh của người Việt Nam ta, nhất là vào những ngày tết. Tuy nhiên, tác hại của khói nhang đối với sức khỏe là rất lớn, tiến sĩ Nick Robinson, chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp hội phổi Anh, cho biết, nhiều dạng khói, kể cả khói hương, có thể độc hại với con người. Tốt nhất những người mắc bệnh phổi hay trẻ em – các đối tượng có phổi đang phát triển, nên tránh xa các que hương đang cháy.

An Thi

Chia sẻ bài viết này