Gia đình

7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển

 Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản.

Đối với các bà mẹ trên toàn thế giới, vấn đề dinh dưỡng của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy ngày nay, các bà mẹ đã quan tâm đến chất lượng nhiều hơn số lượng nhưng vẫn có những chất dinh dưỡng cần thiết thường xuyên bị thiếu trong khẩu phần ăn. Dưới đây là danh sách 7 chất dinh dưỡng mà trẻ thường bị thiếu hụt.

1. Sắt

Sắt là chất dinh dưỡng bị thiếu hụt phổ biến nhất đối với trẻ nhỏ. WHO ước tính rằng nó ảnh hưởng đến một phần tư dân số thế giới.

Sắt rất cần thiết để cho các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Thiếu sắt gây thiếu máu, khiến trẻ cảm thấy yếu, mệt mỏi và cáu kỉnh. Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn vì cơ thể chúng phát triển nhanh.

 Đây là 7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển ảnh 1

Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 7mg một ngày và những trẻ từ 4-8 tuổi cần 10mg một ngày. Các nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất từ các loại thịt đỏ và thịt gia cầm, vì nó được hấp thu tốt hơn theo cách này. Ngoài ra, các loại thực vật như rau bina, hạt hướng dương, đậu lăng và đậu cũng bổ sung lượng sắt lớn. Để tăng hấp thu sắt, cha mẹ cũng nên bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả có múi, ổi, cà chua hoặc ớt chuông đỏ.

2. Vitamin D

Nhiều bà mẹ cảm thấy rằng con cái có triệu chứng thiếu hụt canxi như phát triển xương kém và co thắt cơ. Thủ phạm khiến trẻ kém hấp thụ canxi là do thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D trong cơ thể cũng có thể gây ra còi xương.

Đây là 7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển ảnh 2

 

Nguồn vitamin D tốt nhất là ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Trẻ em dưới 13 tuổi cần khoảng 15 microgram vitamin D mỗi ngày. Rất ít thực phẩm có chứa Vitamin D, nhưng bạn vẫn có thể lấy chúng từ mỡ cá như cá ngừ, cá thu, cá hồi, lòng đỏ trứng và nấm.

 3. Chất xơ

Ngày nay, nhiều bà mẹ lãng quên mất cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ. Các loại thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh càng khiến vấn đề trở nên trầm trọng. Trẻ không chỉ bị táo bón, mà còn đề kháng kém, thừa cân,…

Đây là 7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển ảnh 3

Trẻ em từ 1-3 tuổi cần khoảng 19g chất xơ mỗi ngày và trẻ em từ 4-8 tuổi cần 25g ngày. Cách tốt nhất là cho trẻ ăn cơm, đậu, rau xanh,… cũng như cho trẻ uống nhiều nước.

4. Vitamin A

Vitamin A là một chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em, vì nó giúp tăng trưởng và phát triển thị giác và khả năng miễn dịch tốt. Có thể hiểu, thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này gây ra chứng mù lòa, còi cọc và tất cả các loại bệnh tật dẫn đến tử vong sớm. WHO ước tính rằng 250 triệu trẻ mầm non thiếu vitamin A. Việc thiếu vitamin A cũng có thể cản trở việc hấp thu và sử dụng sắt của cơ thể.

Đây là 7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển ảnh 4

Trẻ em từ 1-3 tuổi cần khoảng 300 microgram vitamin A mỗi ngày, trong khi trẻ em từ 4-8 tuổi cần 400 microgam mỗi ngày. Viên nang Vitamin A, cà rốt, ớt chuông đỏ và vàng, khoai lang, bí ngô và thịt bò. Nuôi con bằng sữa mẹ trong thời kỳ sơ sinh cũng giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin A.

5. Kẽm

Kẽm rất quan trọng cho não bộ. Trẻ sơ sinh và trẻ mầm non càng cần nhiều kẽm để phát triển nhận thức. Thiếu kẽm thường khiến trẻ ăn mất ngon, chậm phát triển, chậm lành vết thương, mệt mỏi.

Đây là 7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển ảnh 5

Trẻ từ 1-3 tuổi cần khoảng 3 mg kẽm mỗi ngày, trong khi trẻ từ 4-8 tuổi cần 5 mg mỗi ngày. Nguồn động vật như thịt đỏ, hàu và gà được coi là tốt hơn, nhưng nguồn thực vật cũng tốt như rau bina, hạt bí đỏ, hạt điều, sô cô la, đậu và nấm.

6. Folate

Hầu hết phụ nữ được khuyên nên bổ sung folic acid hàng tháng trước khi họ thụ thai. Điều này là do axit folic rất cần thiết trong sự hình thành các tế bào mới, bao gồm sự phát triển của tủy sống và não. Nhưng nhu cầu axit folic không kết thúc ở đó. Folate là một thành tố quan trọng đối với sức khoẻ tim mạch và đã trở thành điều quan trọng nhất gây nên đa số các bệnh do lối sống ngày nay.

Đây là 7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển ảnh 6

Trẻ em từ 1-3 tuổi cần 150 micrograms folate mỗi ngày; trong khi trẻ em từ 4-8 tuổi cần 200 microgam mỗi ngày. Sự thiếu hụt Folate ít hơn ở trẻ bú mẹ, nhưng tỷ lệ thiếu hụt càng cao khi trẻ lớn lên. Một số loại thực phẩm giàu folic acid gồm rau bina, bông cải xanh, đu đủ, cam, đậu lăng, hạt và các loại đỗ.

7. Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng đến một số cơ quan, khiến trẻ bị táo bón, ăn mất ngon, mệt mỏi, mất trí nhớ,…

Đây là 7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển ảnh 7

Trẻ từ 1-3 tuổi cần khoảng 0,9 microgram vitamin B12 mỗi ngày, trong khi trẻ từ 4-8 tuổi cần 1,2 microgram/ngày. Cùng với thịt và trứng, Vitamin B12 có thể dễ dàng có trong các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua.

Chia sẻ bài viết này