Sống Khỏe

Tầm quan trọng của chủng ngừa não mô cầu và bạch hầu – uốn ván – ho gà trên thanh thiếu niên

Ngày 05 tháng 05 năm 2022 vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức tọa đàm báo chí “Tầm quan trọng của chủng ngừa não mô cầu và bạch hầu – uốn ván – ho gà trên thanh thiếu niên” với sự tài trợ của công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam, thuộc tập đoàn Sanofi, Pháp.

Buổi tọa đàm đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc chủng ngừa cho thanh thiếu niên, với sự tham gia và chia sẻ thông tin của PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa – Giảng viên Vi sinh & An toàn tiêm chủng, Viện Pasteur TP. HCM và TS.BS Nguyễn An Nghĩa – Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. HCM; Phó khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Việc từng bước hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 đã cho thấy vai trò thiết yếu của vắc-xin trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời hạn chế gánh nặng bệnh tật mà các bệnh truyền nhiễm mang lại. Trên thực tế, tiêm vắc-xin không chỉ quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mà còn là giải pháp bảo vệ sức khỏe cho mọi lứa tuổi.

Các diễn giả đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của việc chủng ngừa các bệnh do não mô cầu và bạch hầu – uốn ván – ho gà ở nhóm tuổi thanh thiếu niên

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho nhóm tuổi thanh thiếu niên. Tiêm phòng đúng lịch, đầy đủ các mũi tiêm được khuyến cáo giúp thiết lập hàng rào kháng thể, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Tuy vậy, PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa – Giảng viên Vi sinh & An toàn tiêm chủng, Viện Pasteur TP. HCM cho biết “Nhiều phụ huynh chưa có nhận thức đầy đủ về việc tiêm chủng cho thanh thiếu niên, mà thường chỉ tập trung vào đối tượng trẻ nhỏ. Trên thực tế, tỷ lệ thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng bệnh do nhiễm não mô cầu vẫn còn khá cao. Còn đối với các bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà, dù đã được tiêm chủng từ nhỏ, nhưng theo thời gian, kháng thể từ các mũi tiêm này sẽ giảm dần, không còn đủ khả năng bảo vệ cho trẻ.”

PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa – Giảng viên vi sinh & an toàn tiêm chủng, Viện Pasteur Tp. HCM chia sẻ về mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng bệnh bạch cầu – ho gà – uốn ván

Bệnh do nhiễm não mô cầu có thể lâm sàng thường gặp nhất là viêm màng não. Bệnh tiến triển rất nhanh, với những biểu hiện khó phát hiện trong giai đoạn mới nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong chỉ trong 24 giờ2. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), trẻ em dưới 5 tuổi và thanh thiếu niên là đối tượng mắc bệnh do vi khuẩn N. meningitidis (vi khuẩn não mô cầu) xâm lấn cao nhất, với khoảng 1,2 triệu trường hợp xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm1.  Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngay cả khi được chẩn đoán và điều trị đầy đủ, bệnh do nhiễm não mô cầu vẫn có tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 10%, thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ2. Tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời3. Nếu may mắn sống sót, sẽ có khoảng 10-20% bệnh nhân vẫn phải chịu những di chứng nặng nề của bệnh như tổn thương não, điếc, tàn tật2. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng về chất lượng sống, gánh nặng kinh tế không những đối với cá nhân mà còn với gia đình và tương lai của người bệnh.

Một lý do khác để các bậc phụ huynh cần quan tâm phòng ngừa bệnh cho thanh thiếu niên, theo TS.BS Nguyễn An Nghĩa – Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. HCM; Phó khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1: “Bệnh do nhiễm não mô cầu, bạch hầu, uốn ván, ho gà có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Đối với bệnh do nhiễm não mô cầu, bạch hầu, ho gà, thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao khi tham gia nhiều hoạt động giao tiếp xã hội. Đồng thời, nhóm tuổi này còn có thể mang nguồn bệnh lây nhiễm cho trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi ở nhà. Việc chủng ngừa cho thanh thiếu niên không chỉ giúp bảo vệ bản thân trẻ, mà còn góp phần bảo vệ mọi người xung quanh.”

TS.BS. Nguyễn An Nghĩa – Giảng viên Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược Tp.HCM – Phó khoa nhiễm thần kinh, BV Nhi Đồng 1 chia sẻ những thông tin quan trọng về bệnh viêm màng não do não mô cầu và việc tiêm ngừa vắc-xin não mô cầu cho thanh thiếu niên

Ngoài bệnh do nhiễm não mô cầu, việc tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà cho thanh thiếu niên cũng rất quan trọng. Dù đã được chủng ngừa đầy đủ trong 2 năm đầu đời, khi trẻ bước vào độ tuổi này, kháng thể ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà đã giảm đáng kể. Trong năm 2019 – 2020, dịch bạch hầu đã bùng phát ở Tây Nguyên, khiến hàng nghìn người phải cách ly, hàng trăm người mắc bệnh và nhiều trường hợp tử vong5,6. Đa số các ca mắc là thanh thiếu niên và người lớn chưa chủng ngừa hoặc chưa được chủng ngừa đầy đủ7.

Bên cạnh đó, thanh thiếu niên và người lớn nếu nhiễm vi khuẩn ho gà nhưng không được phát hiện hoặc không được điều trị sẽ trở thành “nguồn lây” bệnh trong cộng đồng. Việc lây bệnh ho gà cho trẻ nhỏ chưa đủ tuổi tiêm vắc-xin (< 6-8 tuần tuổi) là vô cùng nguy hiểm, bởi trẻ ở độ tuổi này nếu nhiễm ho gà, thường diễn tiến nặng hơn và có tỷ lệ tử vong cao hơn những nhóm tuổi khác. Một nghiên cứu đã ghi nhận, tỷ lệ lây nhiễm ho gà cho trẻ nhỏ từ anh em trong nhà là 16%9.

Hiện nay, bệnh do nhiễm não mô cầu đã có vắc-xin phòng bệnh. Tại Việt Nam, vắc-xin não mô cầu có 2 loại. Loại thứ nhất là vắc-xin não mô cầu BC gồm 2 nhóm huyết thanh B và C, phác đồ tiêm 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều từ 6-8 tuần. Loại thứ hai là vắc-xin não mô cầu tứ giá cộng hợp 4 nhóm huyết thanh A, C, Y và W-135, tiêm 1 liều cho thanh thiếu niên và có thể tiêm một liều nhắc lại cho người từ 15 đến 55 tuổi, nếu liều vắc-xin trước được tiêm trước đó ít nhất 4 năm7.

Trong khi đó, việc tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà cần được thực hiện suốt đời, tiêm nhắc mỗi 10 năm 1 lần để duy trì kháng thể phòng bệnh. CDC Hoa Kỳ và Hội Y học Dự phòng Việt Nam đã khuyến cáo tiêm mũi nhắc này cho trẻ từ 4 tuổi trở lên10. Mũi tiêm nhắc bạch hầu – uốn ván – ho gà đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới10,11,12, tạo miễn dịch cộng đồng, giúp ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan dịch bệnh.

 

Bnh do nhim não mô cu

Bệnh do nhiễm não mô cầu lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh thường có thể lâm sàng như viêm màng não (khoảng 50% trường hợp), nhiễm khuẩn huyết (38% trường hợp) hay viêm phổi do vi khuẩn (9% trường hợp)13 và một số thể lâm sàng khác.

Trong đó, viêm màng não là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường gặp nhất. Bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước12. Do các triệu chứng ban đầu giống với triệu chứng của bệnh cúm, dễ khiến nhiều người nhầm lẫn, khó chẩn đoán, gia tăng khả năng trở nặng, gây tử vong cao.

Theo WHO, ngay cả khi được chẩn đoán và điều trị đầy đủ, bệnh do nhiễm não mô cầu vẫn có từ 5-15% tỷ lệ tử vong, thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ2. Tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời3. Nếu may mắn sống sót, sẽ có khoảng 10-20% bệnh nhân vẫn phải chịu những di chứng nặng nề của bệnh như tổn thương não, điếc, tàn tật2.

Bệnh viêm màng não do nhiễm não mô cầu lưu hành ở khắp nơi trên thế giới, tản phát trong suốt năm. Theo Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, ở Việt Nam có thể xảy ra dịch viêm màng não mô cầu vào mùa thu, đông và xuân, nhất là ở các xã vùng núi biên giới. Nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ nhỏ, tiếp đến là thanh thiếu niên. Đây cũng là nhóm tuổi có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất1.

 

Vc-xin phòng bnh do nhim não mô cu

Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc-xin não mô cầu:

• Vắc-xin não mô cầu 2 thành phần nhóm huyết thanh B & C: tiêm 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 6-8 tuần.

• Vắc-xin não mô cầu tứ giá cộng hợp 4 nhóm huyết thanh A, C, W-135 và Y: tiêm 1 liều cho thanh thiếu niên. Có thể tiêm một liều nhắc lại cho người từ 15 đến 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh do nhiễm não mô cầu, nếu liều vắc-xin trước đây được tiêm ít nhất đã 4 năm7.

 

Bnh bch hu, un ván ,ho gà

Bạch hầu, uốn ván và ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường lây truyền qua đường hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, với biểu hiện lâm sàng thường gặp là giả mạc vùng Amidan và thanh quản. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra13. Bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm: tắc nghẽn đường hô hấp, viêm phổi, viêm dây thần kinh, viêm cơ tim, hoại tử ống thận, và có thể gây tử vong

Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do vi khuẩn Bordetella pertusis. Đây là bệnh có khả năng lây lan mạnh (1 người có thể lây cho 10-17 người) và thời kỳ lây lan khá dài (khoảng 1 tháng)19. Biểu hiện lâm sàng là những cơn ho dữ dội, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và tử vong, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi16. Các biến chứng của ho gà gồm có viêm phổi, ngưng thở, ăn uống kém, co giật… Trẻ thanh thiếu niên khi nhiễm bệnh sẽ nghỉ học trung bình 5,5 ngày và có thể có rối loạn giấc ngủ trong 2 tuần 20.

 

V Sanofi Vit Nam

Sanofi Việt Nam thuộc Tập đoàn Sanofi của Pháp. Là tập đoàn toàn cầu, Sanofi mang đến nhiều giải pháp chăm sóc sức khỏe, được thúc đẩy bởi một mục đích: “Theo đuổi những điều kỳ diệu của khoa học để cải thiện cuộc sống của con người”.

Đội ngũ nhân viên của Sanofi trên toàn thế giới luôn cố gắng chuyển đổi cách thức thực hành y khoa, biến điều không thể thành có thể cho bệnh nhân.

Sanofi cung cấp các phương pháp điều trị có khả năng thay đổi cuộc sống và bảo vệ sức khỏe bằng vắc-xin cho hàng triệu người, đem đến cơ hội tiếp cận thuốc với giá cả phải chăng ở những quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Sanofi đã có mặt tại Việt Nam hơn 60 năm, sở hữu 2 văn phòng, trung tâm phát triển sản phẩm và nhà máy hiện đại đạt chứng nhận TGA-GMP tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn, với niềm đam mê thực hiện những điều đúng đắn cho bệnh nhân chưa bao giờ dừng lại.

 

Thông tin tham kho

  1. https://www.cdc.gov/meningitis/lab-manual/chpt02-epi.html
  2. https://www.who.int/health-topics/meningitis#tab=tab_2
  3. https://vncdc.gov.vn/benh-ho-ga-nd14742.html
  4. https://vncdc.gov.vn/files/article_attachment/2020/9/2-cuc-ytdp-bai-trinh-bay-bach-hau-hoi-nghi-pcd-1992020-new.pdf
  5. https://vncdc.gov.vn/bo-y-te-phat-dong-chien-dich-tiem-vac-xin-phong-chong-dich-bach-hau-tai-4-tinh-tay-nguyen-nd15537.html
  6. https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/thu-truong-bo-y-te-o-xuan-tuyen-khong-uoc-e-dich-bach-hau-bung-phat-tro-lai-o-huyen-ak-glong-
  7. Báo cáo tổng kết công tác TCMR 2019
  8. http://crc.pasteurhcm.gov.vn/tin-tuc/cac-cau-hoi-ve-benh-va-vac-xin-viem-mang-nao-mo-cau
  9. Wendelboe AM, Njamkepo E, Bourillon A, et al. Pediatr Infect Dis J. 2007;26:293–99
  10. https://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/tiem-nhac-bach-hau-ho-ga-uon-van-bai-liet.html
  11. http://dongnaicdc.vn/tam-quan-trong-cua-tiem-nhac-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-bai-liet-cho-tre-4-6-tuoi
  12. https://www.ecdc.europa.eu/en/about-us/partnerships-and-networks/disease-and-laboratory-networks/edsn
  13. http://crc.pasteurhcm.gov.vn/tin-tuc/cac-cau-hoi-ve-benh-va-vac-xin-viem-mang-nao-mo-cau
  14. https://vncdc.gov.vn/benh-viem-mang-nao-do-nao-mo-cau-nd14520.html
  15. https://vncdc.gov.vn/benh-bach-hau-nd14501.html
  16. https://vncdc.gov.vn/benh-ho-ga-nd14742.html
  17. https://vncdc.gov.vn/benh-uon-van-nd14517.html
  18. https://vncdc.gov.vn/benh-bai-liet-nd14491.html
  19. Pertussis. In: Hamborsky J, et al, eds. Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases. 13th ed. Washington, DC: Public Health Foundation; 2015.
  20. De Serres G, et al. J Infect Dis. 2000;182(1):174-179
  21. Tetanus. In: Hamborsky J, et al, eds. Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases. 13th ed. Washington, DC: Public Health Foundation; 2015.

An Khanh

Chia sẻ bài viết này