Sống Khỏe

Dùng giấy báo gói thức ăn là đang tự đưa chì vào cơ thể, đầu độc chính mình!

 Các nghiên cứu cho thấy trong 1kg giấy sách báo chứa 0,1 – 1mg chất độc của chì, nếu cơ thể người chứa khoảng 0,5 – 2mg chất độc này sẽ bị nhiễm độc, có thể gây thiếu máu, rối loạn ý thức, co giật, chậm phát triển chiều cao…

Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm của Ấn Độ (FSSAI) đã cảnh báo rằng những chất gây ung thư và vi khuẩn tồn tại trên các tờ báo đang dần đầu độc mọi người. “Việc gói thực phẩm trong giấy báo không tốt cho sức khỏe, đặc biệt nó còn nguy hại hơn với những thực phẩm đã nấu chín” – FSSAI cảnh báo.

Thực phẩm có thể bị dính mực in báo vốn cực kỳ độc hại do chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học. Giấy báo có dính mực in chứa hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ). Chính vì thế, khi dùng giấy này gói thực phẩm, chúng ta đã vô tình đưa lượng muối chì vào thức ăn và tiêu thụ chúng mỗi ngày.

bestie-nhiem-doc-chi

FSSAI còn cho biết, ngoài tác nhân hóa học, trên các tờ giấy báo còn tiềm ẩn nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Nếu thường xuyên ăn thực phẩm gói trong giấy báo, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ mắc ung thư rất cao, đặc biệt là người già, trẻ em, thanh thiếu niên, người đang mắc các bệnh về nội tạng hoặc hệ miễn dịch yếu.

Một số nghiên cứu ở Trung Quốc và Đài Loan cũng cho biết mực in ngoài việc chứa nhiều nguyên tố kim loại nặng như chì, thép crom, thủy ngân… còn có một loại chất độc gọi là PCBs (Polychlorinated Biphenyls) và nhiều dung môi hữu cơ độc hại như ethanol, isopropanol, toluen… Chưa kể loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao thì thành phần chì rất nặng.

Những nguy hiểm tiềm tàng khi dùng giấy báo, giấy in gói thực phẩm:

1. Nguy cơ bị nhiễm độc chì

bestie-nhiem-doc-chi

Sách, báo dù in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in, chứa hợp chất chì. Vì vậy, khi dùng giấy sách báo gói thức ăn loại mực này tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, lâu dần có thể gây biến đổi gen tế bào, tác động đến di truyền. Đặc biệt, chất độc của chì không bị phân giải trong nước, không bị ôxy hóa, nên một khi đã vào cơ thể sẽ được mỡ, não, gan… hấp thu và tồn trữ lại, rất khó đào thải ra ngoài.

Một nghiên cứu cũng cho thấy trong 1kg giấy sách báo chứa 0,1 – 1mg chất độc của chì, nếu cơ thể người chứa khoảng 0,5 – 2mg chất độc này sẽ có những biểu hiện nhiễm độc như phù mi mắt, ra mồ hôi bàn tay, buồn nôn hoặc nôn…

Nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Biểu hiện của điều này là việc trí nhớ bị suy giảm, ù tai, hoa mắt.

bestie-nhiem-doc-chi

Đặc biệt, những tác hại của việc nhiễm chì thường không bộc lộ ngay mà sẽ tích tụ trong suốt một thời gian dài và chỉ khi đến ngưỡng giới hạn nó mới bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là lý do nhiều người không thấy được tác hại và vẫn vô tư sử dụng giấy báo để gói thức ăn.

Còn ở nước ta, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Giấy in, giấy báo có chữ và cả giấy trắng được dùng để bao gói thực phẩm cũng gây nguy hiểm như thường. Sử dụng những giấy gói này thường xuyên là chúng ta đang tự đưa chì vào cơ thể, đầu độc cơ thể lúc nào không hay“.

2. Nhiễm khuẩn từ giấy báo

bestie-nhiem-doc-chi

Không chỉ nhiễm độc chì, ăn đồ ăn gói bằng giấy báo, giấy in còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Bởi báo hay giấy in được sử dụng để bọc, lót đồ ăn thường là báo cũ, đã trải qua rất nhiều khâu in ấn, vận chuyển, đi từ nhà máy sản xuất đến các sạp hàng bán báo, qua tay người đọc, rồi đến các nhà thu mua phế liệu, đồng nát sau đó mới đến ta của các chủ hàng bán xôi, bán bánh. Đặc tính thấm hút của báo rất tốt nên vi khuẩn dễ dàng ẩn nấp trên bề mặt tờ báo. Hơn nữa, người xem tờ báo càng nhiều thì vi khuẩn bám vào bề mặt tờ báo cũng nhiều lên.

Ngày nay nhiễm độc chì được ví như loại nhiễm độc “bí mật”, từng ngày gây hại cho cơ thể mà nguyên nhân đôi khi rất đơn giản. Hàng ngày ta vô tình đã đưa một lượng chì nhất định vào cơ thể thông qua giấy báo gói thức ăn mà không hề hay biết. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, các bạn nên đựng thức ăn trong đồ sứ, hộp nhựa chất lượng, chịu được nhiệt.

An Nhiên

Chia sẻ bài viết này