Ẩm thực

Cách nhận biết thịt, rau, củ, quả an toàn và cảnh báo “đáng sợ” về bệnh ung thư

Bà Nguyễn Huỳnh Mai, Phó Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh Thực phẩm TP.HCM (Sở Y tế TP.HCM) đã phát biểu tại hội thảo do báo Người Tiêu Dùng phía Nam tổ chức “Vì thị trường thực phẩm an toàn” ngày 26/3/2016. Ngoài cung cấp thông tin về tình hình chung, bà cũng có nhiều khuyến cáo thiết thực giúp chị em nội trợ… Phunuvacuocsong.net tổng hợp để bạn dễ ghi nhớ…

Bà Nguyễn Huỳnh Mai, Phó Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh Thực phẩm TP.HCM

 “Hiện nay trên thế giới vấn đề ATVSTP đang ở mức báo động. Ở các nước đang phát triển, ước tính mỗi năm có 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra. Trong đó, tiêu chảy do thực phẩm và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng năm cho khoảng 2,2 triệu người trong đó hầu hết là trẻ em”.

Hàng năm, thế giới liên tiếp xảy ra các dịch bệnh do sử dụng thực phẩm. Năm 2005, phát hiện E.Coli O157 kháng thể 1026 trong phô mai nguồn gốc từ Pháp (69 người nhập viện điều trị trong đó 57 ca là trẻ em). Cũng trong năm 2005, bùng phát Samonella Typhimurium trong nước cam ở Mỹ (152 ca bị nhiễm, trong đó 46 là nữ).

Vừa qua, tại Củ Chi xuất hiện một số nông dân sử dụng nhớt cho rau muống, để rau xanh hơn và mướt hơn. Việc lạm dụng hóa chất, phụ gia không được đưa vào thực phẩm làm thực phẩm mất an toàn. Như những con gà tạo được màu vàng ô cho thịt gà. Do thói quen, thích sử dụng sản phẩm màu vàng óng, người kinh doanh đáp ứng ngay. Chất này vô cùng nguy hại.

Ngày 3/2/2016, cơ quan chức năng phát hiện Công ty TNHH Bính Hạnh tại 209/14 Lê Văn Sỹ, P13, Q.3 phù phép biến trên 2.000 kg thịt heo nái thành thịt bò Từ heo nái sang thịt bò thơm ngon.

Cách chọn thực phẩm an toàn phụ thuộc vào người tiêu dùng

Trước thực trạng VSATTP đang nhức nhối, bà Nguyễn Huỳnh Mai cho rằng: “NTD nên tìm những mặt hàng tốt để mua. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm an toàn: Mua thực phẩm an toàn, truy được nguồn gốc. Nếu NTD không biết nguồn gốc thì NTD mất đi quyền tiêu dùng.

Nguyên tắc chung: Mua thực phẩm có nguồn gốc, nơi đã được cơ quan nhà nước kiểm soát (quầy, sạp trong chợ, cửa hàng, siêu thị…). Ưu tiên sản phẩm có bao gói, nhãn mác, các địa điểm kinh doanh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thú y (thịt gia súc treotrong các tủ mát, thịt gia cầm trong tủ bảo ôn…), có uy tín về chất lượng, có niêm yết giá theo quy định. Hạn chế các sản phẩm chế biến sẵn: tỏi xay, sả xay, rau củ đã thái sẵn, ngâm nước, thịt, cá xay nhuyễn… vì nguy cơ sử dụng chất tẩy trắng, hàn the”.

Nguyên tắc chọn thực phẩm, ví dụ thịt lợn sạch khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước. Lợn nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, da có độ căng, trương mỏng, ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ.

Lợn siêu nạc có phần nạc gần sát với da, có nhiều cục nạc u lên, mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm, thịt có màu đỏ như thịt bò. Thịt có tẩm ướp hàn the, muối diêm: nhìn rất tươi, cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không dính… Khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém.

Nhận biết thịt lợn siêu nạc: 1. Lớp mỡ dưới da: lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1 cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2 cm; 2. Màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng; 3. Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt của lợn được nuôi bằng chất tăng trọng; 4. Quan sát liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, thì đó là thịt siêu nạc.

Đối với rau củ quả. Rau cải Bó rau cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

Về rau muống, khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

Vì vậy, bạn nên chọn những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Ngoài ra, rau không chứa hóa chất sẽ có vệt nhựa loãng ngắt cuống. Rau muống ngon nhất vào khoảng tháng 4, 5, 6 của năm.

giá
Giá hoa hậu

Về giá đỗ, NTD nên chọn cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thì hạn chế mua về sử dụng vì chúng có thể được sản xuất không đảm bảo an toàn. Khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh. Khi xào, giá sẽ tiết ra thứ nước đục. Giá hoa hậu là giá dài, ốm thì người NTD nên chọn.

Mướp đắng, quả to, màu xanh đậm, mướt, thân phình và sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi. Các loại đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván…) có bề ngoài bóng, ít lông tơ là do người trồng đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá.

Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly. Nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ.

Rau bí là món ăn dân gian quen thuộc nhưng ngày nay vẫn được phun nhiều phân và thuốc trong sản xuất nông nghiệp. Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen… là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly. Dưa leo ngon nhất là loại màu xanh trắng (không quá non hay úa vàng), không có vết thâm hay ố vàng, vỏ nhẵn mịn, cầm vào thấy chắc tay, bên ngoài có những mấu nhỏ nổi lên.

Ngoài ra, NTD nên lưu ý. Chọn những sản phẩm an toàn rồi, thì với các loại rau, sau khi mua về NTD nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó, ngâm rau vào nước hòa muối khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và cả gia đình.

Con số giật mình

Nếu như năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 69.000 ca mới mắc ung thư thì tới năm 2015, con số này đã tăng hơn gấp đôi lên đến 150.000 ca. Theo đà này, ước tính vào năm 2020, số mắc mới ung thư sẽ gần 200.000 ca, đưa Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới.

Trong 5 năm tới, Việt Nam có thể có tới 1 triệu người bị ung thư. tức là trong 90 người Việt Nam thì có 1 người bị bệnh ung thư. Đây thực sự là một con số đáng sợ. Theo GS.TS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, sở dĩ số ca mắc ung thư tăng nhanh do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, do tuổi thọ tăng. Tác nhân nguy hiểm nhất, được xếp hàng đầu, chiếm khoảng 35% chính là thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại; thuốc lá chiếm 30%; di truyền chỉ chiếm 5-10%.

Chia sẻ bài viết này